Cấu tạo máy ép plastic, chức năng của từng bộ phận

CEO Robert Chinh 2024-01-20 09:31:01

Cấu tạo máy ép plastic gồm nhiều bộ phận phức tạp, mỗi bộ phận sẽ đảm nhận vai trò riêng biệt. Nếu một trong số các bộ phận cấu thành gặp sự cố sẽ khiến máy hoạt động kém hiệu quả. Vậy máy ép plastic có cấu tạo ra sao, vai trò của từng bộ phận như thế nào? Để tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết được điện máy Yên Phát chia sẻ dưới đây! 

Cấu tạo máy ép plastic gồm những bộ phận nào?

Thông thường, một chiếc máy ép plastic sẽ bao gồm các bộ phận chính sau đây. Mỗi bộ phận đều đảm nhận vai trò riêng biệt, nhưng đều có chung một mục đích giúp máy ép nhựa hoạt động đúng với chức năng của mình. 

cấu tạo máy ép plastic

Máy ép plastic được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau

  • Vỏ ngoài máy: Là phần bao bọc bên ngoài được làm bằng vật liệu chắc chắn, giúp bảo vệ các linh kiện cùng hệ thống vi mạch tránh khỏi những va đập hay các tác động từ môi trường như nước, bụi bẩn, ẩm ướt, côn trùng,… Lớp vỏ máy còn đóng vai trò như một lớp cách nhiệt, cách điện đảm bảo an toàn cho người dùng khi thao tác. 
  • Dây nguồn: Làm nhiệm vụ dẫn điện từ nguồn cấp đến máy ép plastic để duy trì hoạt động hiệu quả.
  • Trục ép rulo: Thông thường máy ép plastic được trang bị từ 2 đến 4 rulo. Bộ phận này giúp hạn chế tối đa tình trạng kẹt giấy trong quá trình sử dụng máy ép plastic.
  • Bộ phận điều chỉnh nhiệt (nóng/ lạnh): Người dùng có thể dễ dàng điều chỉnh tăng/ giảm nhiệt độ phù hợp với từng loại giấy ép và tài liệu cần ép. Nếu màng ép dày, hãy điều chỉnh nhiệt độ lên cao để mối ép dính chắc và phẳng. Nếu màng ép mỏng bạn điều chỉnh nhiệt độ thấp để màng ép không bị co hoặc cháy gây mất thẩm mỹ. Nhờ bộ phận này mà thành phẩm ép đều phẳng phiu, không bị co hay phồng rộp.

cấu tạo máy ép plastic

Bộ phận điều chỉnh nhiệt giúp tăng giảm nhiệt độ phù hợp với độ dày bản ép

  • Dàn kẹp giấy: Cũng giống như rulo máy ép, dàn kẹp giấy giúp hạn chế tình trạng kẹt giấy khi sử dụng máy, đảm bảo vật cần ép khi đưa vào máy ít bị kẹt hơn.
  • Công tắc để khởi động/ tắt máy: Giúp bạn bật máy dễ dàng khi muốn sử dụng và tắt máy sau khi dùng xong.
  • Bộ phận thay đổi chế độ ép dẻo/ ép cứng: Một số dòng máy ép plastic hiện đại còn được tích hợp hai chế độ ép dẻo và ép cứng. Tùy theo nhu cầu sử dụng thực tế mà bạn lựa chọn chế độ phù hợp bằng nút công tắc được thiết kế trên máy.
  • Cao su lót chống chạm đất: Máy ép plastic còn có lớp lót cao su dưới đáy để hạn chế máy tiếp xúc trực tiếp xuống đất, tránh trầy xước cũng như bảo vệ máy tốt hơn.

Máy ép plastic gồm những loại nào?

Bên cạnh việc phân loại máy ép theo khổ in (A2, A3, A4, A5), hay theo thương hiệu sản xuất như: Yatai, Laminator, DSB, FEG,... Dựa vào cấu tạo, máy ép plastic còn được phân làm 2 loại đó là:

  • Máy ép plastic điều chỉnh được nhiệt độ

Đối với các loại máy ép plastic hiện đại, có thể điều chỉnh được nhiệt độ cao/ thấp sẽ đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng. Khi sử dụng, người dùng hoàn toàn có thể thực hiện điều chỉnh nhiệt độ ép phù hợp với các loại màng ép khác nhau. Từ đó giúp nâng cao chất lượng thành phẩm, bản ép có độ bóng đẹp hơn, tính thẩm mỹ cao hơn. Đây cũng chính là lý do vì sao dòng máy này lại được ưa chuộng và sử dụng phổ biến. 

cấu tạo máy ép plastic

Dựa theo cấu tạo, máy ép plastic được chia làm hai loại

  • Máy ép plastic không điều chỉnh nhiệt độ

Máy ép plastic thông thường không điều chỉnh được nhiệt độ, ứng dụng công nghệ cũ. Vì vậy, máy đã được nhà sản xuất cài đặt sẵn một mức nhiệt độ duy nhất. Điều này vô tình gây ảnh hưởng đến quá trình sử dụng màng ép dày, mỏng. Có những lúc nhựa bị chảy do nhiệt độ cao hoặc dính không chắc do nhiệt độ quá thấp. Vì vậy, khi sử dụng loại máy này, các bạn cần chắc chắn mình đã sử dụng loại màng ép có độ dày tương thích với nhiệt độ của máy. 

Hướng dẫn cách sử dụng máy ép nhựa plastic

Sau khi đã nắm được chi tiết vai trò của các bộ phận cấu tạo máy ép plastic. Trong phần này, điện máy Yên Phát sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng máy ép nhựa plastic đúng chuẩn. Việc sử dụng máy ép plastic khá đơn giản, mọi người đều có thể làm được, nhưng để đem lại hiệu quả cao các bạn hãy thực hiện theo 5 bước dưới đây! 

cấu tạo máy ép plastic

Sử dụng máy ép plastic đúng cách sẽ giúp bản ép thành phẩm đẹp hơn 

  • Bước 1: Đầu tiên hãy kết nối máy với nguồn điện bằng cách cắm dây nguồn và ấn nút khởi động máy. Quá trình khởi động của máy ép plastic sẽ mất khoảng 3-5 phút, hãy kiên nhẫn chờ đợi. 
  • Bước 2: Sau khi máy đã khởi động xong, lựa chọn chế độ và nhiệt độ ép phù hợp với độ dày và chất liệu của vật cần ép.
  • Bước 3: Cho vật cần ép vào để máy tự động ép (lưu ý không tác động vào vật ép khi máy đang thực hiện ép). 
  • Bước 4: Khi đã ép xong, hãy điều chỉnh nhiệt độ của máy về 0, tắt công tắc nhiệt và đợi cho máy nguội hẳn rồi mới rút dây nguồn ra.
  • Bước 5: Bảo quản máy cẩn thận, tránh bụi bẩn, nước ẩm, không đặt máy ở nơi ẩm thấp hay có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. 

Hy vọng rằng với những thông tin bổ ích mà điện máy Yên Phát cung cấp trên đây sẽ giúp bạn đọc biết cấu tạo máy ép plastic gồm những gì, chức năng của từng bộ phận. Quý khách hàng có nhu cầu mua máy ép plastic chính hãng, vui lòng liên hệ hotline 0917 430 282 - 0967 998 982 để được hỗ trợ tư vấn. 

Hỏi Đáp

Giấy ép plastic khổ A4: Đặc điểm, ứng dụng, giá bán

Giấy ép plastic khổ A4: Đặc điểm, ứng dụng, giá bán

Địa chỉ phân phối máy ép plastic tại Bắc Ninh giá rẻ, uy tín

Địa chỉ phân phối máy ép plastic tại Bắc Ninh giá rẻ, uy tín

Máy ép plastic GBC Fusion: Đặc điểm, model nổi bật và cách sử dụng

Máy ép plastic GBC Fusion: Đặc điểm, model nổi bật và cách sử dụng